• Phật sự: 0902 427 222 - Phone USA: +14092179287 (Thầy Thích Nhuận Tâm)
  • Giáo vụ: 0906.721.705
  • Trụ trì: Đại đức Thích Nhuận Tâm

 

Chùa Lá Gò Vấp

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH HƯƠNG XUÂN CANH TÝ 2020

  • PDF.

Nhằm tạo duyên lành cho quý Phật tử và đạo hữu, theo truyền thống hằng năm, chùa Lá - Gò Vấp tổ chức những chuyến hành hương hái lộc, làm phước đầu xuân và thăm viếng, lễ bái, cúng dường các chùa để khởi đầu cho một năm mới an lạc, hạnh phúc.

79425123 457345234929632 5036478779585724416 n

 

Chương trình hành hương như sau:

 

CHUYẾN THỨ 1:

Tham quan 1 ngày – Mồng 04 tháng Giêng, năm Canh Tý. (28/01/2020)

Địa điểm: 10 chùa Bà Rịa – Vũng Tàu:

Giá vé: 250.000đ/người( có xe đưa đón tận nơi với nhóm phật tử trên 10 vé)

Khởi hành: 04h30 ngày mồng 04 tháng Giêng. (28/01/2020)

79858743 583528012405313 4545117096241004544 n

 

CHUYẾN THỨ 2:

Tham quan 1 ngày: Chủ nhật ngày 09 tháng Giêng năm Canh Tý. ( ngày 02/02/2020)

Địa điểm: Tòa Thánh Tây Ninh – Núi Cậu – Chùa Bà

Giá vé: 250.000đ/1 người.( có xe đưa đón tận nơi với nhóm phật tử trên 5 vé) 

Khởi hành: 5h00 ngày 09 tháng Giêng. (02/02/2020) 

79842497 811335412645437 4934712415725027328 n

CHUYẾN THỨ 3:

 

Tham quan 3 ngày từ thứ 6 ngày 21 tháng Giêng đến chủ nhật ngày 23 tháng Giêng năm Canh Tý. (14/02/2020 -16/02/2020)

Khởi hành: 20h00 ngày  21 tháng Giêng. (14/02/2020)( xe đưa đón tận nơi).

 

ĐỊA ĐIỂM

GIÁ VÉ

Từ hàng ghế 1-> 4 hai bên: 480.000đ

Chùa Bà – Núi Sam – Tây An Cổ Tự - Chợ Tịnh Biên.

Từ hàng ghế 5-> 8 hai bên: 450.000đ

Từ hàng ghế 9 trở đi: 400.000đ

 

IMG 0170

Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam, Châu Đốc - An Giang 


 

CHUYẾN THỨ 4:  Tham quan 3 ngày, từ thứ 6 ngày mồng 6 tháng 02 đến chủ nhật ngày mồng 08 tháng 02 năm Canh Tý. (28/02/2020 – 01/03/2020)  
Địa điểm: Thầy Thím – Cổ Thạch - Cà Ná – Chứa Chan - Gia Lào

Giá vé: tính theo số hàng ghế như trên.

Khởi hành lúc 20h00 ngày 06 tháng 02. (28/02/2020) 

80538159 2485546198399760 8031259776010682368 n

 

* Mọi chi phí ăn và khách sạn, vé vào cổng quí khách tự túc.

* Chương trình dành cho tất cả quý Phật tử, thầy cô giáo và tất cả học viên tại trung tâm. 

Vui lòng đăng ký trực tiếp tại chùa Lá - Gò Vấp

Địa chỉ: 12/2E Quang Trung, phường 14, quận Gò Vấp, TP.HCM

Điện thoại: 090.191.4444 (Thầy Thích Nhuận Tâm)

hoặc 0906.721.705, 0908.74.73.04 (chú Cường Phòng Giáo Vụ).

Website: chualagovap.org.vn

Email:   Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.   

Panpage Facebook : Học Ngoại Ngữ Miễn Phí Thiện Nhơn Chùa Lá Gò Vấp.

THÔNG BÁO THAM GIA SỰ KIỆN VESAK 2019

  • PDF.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------------------

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
BAN VĂN HÓA TRUNG ƯƠNG
SỐ: TB/BVH
V/v tham gia sự kiện Vesak 2019


                                                                                                                                                     Hà Nội, ngày …. .tháng….. năm 2019

THÔNG BÁO


Kính gửi:​ - Chư Tôn Đức Tăng Ni, Quý cư sỹ Phật tử, các mạnh thường quân - Quý doanh nghiệp làng nghề truyền thống, văn hóa phẩm dân tộc và Phật giáo đặc sắc của các vùng miền.
Đại lễ Vesak 2019 được tổ chức tại Trung tâm Văn hoá Phật giáo chùa Tam Chúc, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, Việt Nam từ ngày 12 đến 14 tháng 05 năm 2019. Là một đại lễ mang tầm vóc quốc tế dự kiến sẽ tiếp đón hơn 100.000 người tham dự, đại biểu bao gồm: 1.500 đoàn khách quốc tế, chức sắc lãnh đạo các giáo hội, giáo phái, hệ phái Phật giáo, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu Phật học, các hành giả hành trì thuộc các truyền thống Phật giáo đến từ hơn 100 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Đây là sự kiện quan trọng của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và dân tộc, cũng là cơ hội quý hiếm để khẳng định, quảng bá nâng cao vai trò của Phật giáo Việt Nam, hình ảnh đất nước và con người Việt Nam đến với bạn bè thế giới.
Thực hiện chỉ đạo của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam - Ban tổ chức đại lễ Vesak 2019, Ban Văn hoá Trung ương GHPGVN chịu trách nhiệm tổ chức các hoạt động giàu ý nghĩa nhân văn, thể hiện đậm nét truyền thống về đất nước và con người Việt Nam thuộc lĩnh vực văn hóa nghệ thuật như:

- Đàn lễ cầu nguyện hòa bình thế giới – Đêm hội hoa đăng- Quà tặng đại biểu; Văn nghệ dân gian đường phố;

- Triển lãm ảnh nghệ thuật và Panorama - Văn hóa Phật giáo thống nhất trong đa dạng;

- Hội chợ văn hoá phẩm Phật giáo và đặc sản dân tộc;

- Hội chợ ẩm thực chay Phật giáo; trưng bày sản phẩm đặc sản các vùng miền;

- Bảy hoa sen đại lòng hồ Tam Chúc;

- Triển lãm cổ vật;

- Triển lãm đá cảnh, đá quý và cây cảnh;

Nay Ban Văn hóa Trung ương GHPG VN thông báo đến Chư Tôn Đức Tăng Ni, Quý cư sỹ Phật tử, các mạnh thường quân, Quý doanh nghiệp làng nghề truyền thống, văn hóa phẩm dân tộc và Phật giáo đặc sắc của các vùng miền, các nhà hàng chay tiêu biểu vùng miền …. Và kính mời quý vị cùng đăng ký tham gia các sự kiện nói trên góp phần cho sự thành công của Đại lễ.
Nhằm thuận duyên cho việc thực các sự kiện, chư Tôn đức Tăng Ni, quý Cư sỹ Phật tử và các doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký tham gia và trợ duyên cho các Phật sự nói trên, xin hoan hỷ liên lạc trực tiếp với các vị phụ trách sau đây:

- Tổ chức đàn lễ cầu nguyện hòa bình thế giới - Đêm hội hoa đăng- Quà Tặng đại biểu, Thượng tọa Thích Thọ Lạc, điện thoại: 0904986567; Đại Đức Thích Tuệ Quang, điện thoại:0904848701

- Bảy đóa sen vàng lớn, Hòa thượng Thích Hải Ấn, điện thoại: 0913848458;

- Văn nghệ dân gian đường phố, Thượng tọa Thích Minh Hiền, điện thoại: 0986331188; Đại Đức Thích Minh Thuần, điện thoại:0907730066

- Hội chợ -Triển lãm: Thượng tọa Thích Trí Chơn, điện thoại 0913805084;

- Triển Lãm cổ vật, Thượng tọa Thích Huệ Vinh, điện thoại: 0901972555;

- Triển lãm tranh ảnh và paranoma - Văn hóa Phật giáo “Thống nhất trong đa dạng”, Thượng tọa Thích Đồng Thành, điện thoại: 0988026699;

- Hội chợ ẩm thực chay, trưng bày sản phẩm đặc sản các vùng miền; Đại Đức Thích Phước Huệ, điện thoại: 0917388895

- Hội chợ văn hóa phẩm - thủ công mỹ nghệ, Đại Đức Thích Chí Giác Thông, điện thoại:0935180779;
- Trưng bày đá quý Đá Cảnh - Đá Phong Thuỷ và Gỗ Lũa, Cây Cảnh, Thượng tọa Thích Nhuận Tâm, điện thoại: 0901914444;

- Thời hạn đăng ký kề từ ngày ra thông báo đến hết ngày 30 tháng 03 năm 2019.
Việc trợ duyên, phát tâm ủng hộ cho các sự kiện trên, xin hoan hỷ liên hệ Phân ban bảo trợ phát triển văn hóa Phật giáo, Hòa thượng Thích Bửu Chánh, điện thoại: 0913940683, Thượng tọa Thích Quảng Minh, điện thoại: 0919996666, tên tài khoản: Ban Văn hóa trung ương GHPGVN. số tài khoản: 0851000006699 Ngân hàng Vietcombank, chi nhánh Hà Thành

.Ban tổ chức rất mong nhận được sự chung sức đồng lòng của quý liệt vị, để đại lễ được thành công viên mãn, đồng thời là lễ phẩm dâng lên cúng dường Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni nhân ngày đản sinh.

Kính chúc chư tôn Thiền đức và quý liệt vị thân tâm an lạc, vạn sự cát tường như ý.
Trân trọng!



TRƯỞNG BAN VĂN HÓA TRUNG ƯƠNG
Phó tổng thư ký kiêm Trưởng tiểu ban văn hóa đại lễ Vesak 2019

                                                                                                                                                                Thượng tọa Thích Thọ Lạc


​​​

Ghi chú
* Quý đơn vi khi tham gia lập tờ trình kế hoạch chi tiết trình ban tổ chức.
* Đăng ký theo mẫu đính kèm. Sau khi hội đủ các tiêu chí đề ra, Ban tổ chức Đại lễ sẽ có thư mời chính thức tới quý vị.
*Trong quá trình thực hiện, nếu có những khó khăn vướng mắc, quý vị có văn bản đề xuất cụ thể để ban tổ chức có văn bản hỗ trợ.

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
…………….. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số:………… ---------------
………, ngày …… tháng ……. năm 2019


ĐĂNG KÝ THAM GIA TRIỂN LÃM, HỘI CHỢ VĂN HÓA PHẨM PHẬT GIÁO ĐẠI LỄ VESAK 2019

Kính gửi: Ban tổ chức Hội chợ - Triển lãm Văn hóa Phật giáo Vesak 2019.
- Tên thương nhân: ...................................................................................................
- Địa chỉ trụ sở chính: ................................................................................................
Điện thoại: …………………….. Fax:……………… Email: ....................................
Mã số thuế: ..............................................................................................................
Người liên hệ: …………………………..… Điện thoại: ..........................................
- Ngành hàng dự kiến tham gia: ..................................................................................
- Quy mô dự kiến (Số lượng sản phẩm tham gia): .....................................................
- Nguồn gốc xuất xứ:
- Số gian hàng đăng ký:……………………………………………………………..
Chúng tôi cam kết thực hiện đúng với quy định của Ban tổ chức và hoàn toàn chịu trách nhiệm về những nội dung đăng ký trên theo các quy định của Pháp nhà nước luật hiện hành.

ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP
(Ký tên và đóng dấu)


Hồ sơ gửi kèm: Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc tương đương) có chức năng kinh doanh Hội chợ, Triển lãm.

QUY TRÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN SỰ KIỆN
HỘI CHỢ - TRIỂN LÃM 
1. Ban Văn hóa ra thông báo tới Chư tôn đức Tăng Ni, quý cơ quan doanh nghiệp, làng nghề, các văn phòng phẩm văn hóa Phật giáo.
2. Quý doanh nghiệp đối tác đăng ký tham gia theo mẫu trực tiếp với người phụ trách sự kiện cụ thể.
3. Phân ban tổ chức sự kiện tổng hợp danh sách các đơn vị tham gia gửi về ban thư ký của Ban văn hóa trung ương.
4. Ban Văn hóa trung ương trình thường trực Hội Đồng Trị Sự duyệt lần cuối và gửi thư mời tới các đơn vị được duyệt tham gia chính thức đại lễ.
5. Trong quá trình thực hiện, nếu có những khó khăn vướng mắc, quý vị có văn bản đề xuất cụ thể để ban tổ chức có văn bản hỗ trợ.
6. Các ban phụ trách sự kiện thống kê số lượng người tham gia để trình ban tổ chức cấp thẻ hoạt động.
7. Các bộ phận phụ trách trong quá trình thực hiện, xét công việc cần đề xuất phù hiệu xe hoạt động, thông báo để ban tổ chức hỗ trợ.

VIỆT NAM LẦN THỨ BA ĐĂNG CAI ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN VESAK 2019

  • PDF.

Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc Vesak 2019 sẽ diễn ra từ ngày 12 đến 14/5/2019 tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Tam Chúc, xã Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam với chủ đề “Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững”. 

Ngoài 10.000 phật tử và người dân Việt Nam, Đại lễ dự kiến sẽ đón hơn 1.500 chức sắc và lãnh đạo các giáo hội, nhà nghiên cứu, học giả... đến gần 100 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Sự kiện là dịp gặp gỡ và giao lưu trao đổi giữa các nhà lãnh đạo Phật giáo, cơ hội truyền bá thông điệp của đức Phật cho nhân loại về hòa bình, hòa hợp, tiến bộ và phát triển. Đại lễ còn tập trung thảo luận về các chủ đề: sự lãnh đạo có chánh niệm và xã hội bền vững; cách tiếp cận của Phật giáo về gia đình hòa hợp, chăm sóc sức khỏe, xã hội bền vững; cách tiếp cận của Phật giáo liên hệ giáo dục toàn cầu về đạo đức; cách mạng công nghiệp 4.0 và Phật giáo...

Đại lễ Vesak năm 2019 là sự kiện đối ngoại quan trọng, góp phần nâng cao vai trò của Phật giáo Việt Nam trong hội nhập quốc tế; khẳng định vị thế, trách nhiệm của Việt Nam với các hoạt động của Liên hợp Quốc trên tất cả các lĩnh vực. Đây cũng là dịp quảng bá hình ảnh, đất nước, con người Việt Nam; đặc biệt là sự phát triển không ngừng của Phật giáo Việt Nam trong suốt hơn 2.000 năm qua. 

Đây là lần thứ 3 Đại lễ Vesak tổ chức tại Việt Nam, sau hai lần đăng cai vào năm 2008 và 2014.

 

Anh Duy

KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ VESAK KHẮP NƠI TRÊN THẾ GIỚI

  • PDF.

KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ VESAK KHẮP NƠI TRÊN THẾ GIỚI 
By Carol Kuruvilla Tịnh Thủy chuyển ngữ

duc phat dan sanhPhật tử ở khắp nơi trên thế giới đang tôn vinh ngày đản sanh, thành đạo, và nhập niết bàn của Đức Phật với một lễ hội đầy màu sắc rực rỡ gọi là Đại lễ Vesak.

Ngày Vesak (còn gọi là Waisak, Wesak), là một trong những ngày quan trọng nhất của lịch sử Phật giáo. Người ta tin rằng đó là ngày trăng tròn vào năm 567 TCN, ngày mà thái tử Tất Đạt Đa Gautama sinh ra ở Nepal.

Hoàng tử sống trọng giầu sang và sang trọng bên trong hoàng cung của phụ hoàng cho đến khi thái tử 20 tuổi, khi người mạo hiểm ra ngoài cửa thành hoàng cung và đối mặt với thực tế đau khổ trên thế giới. Hoàng tử, tràn ngập nỗi khổ đau sau khi chứng kiến những cảnh đói nghèo, bệnh tật, và tử vong, nên ngài đã quyết định rời bỏ cung vàng điện ngọc, cuộc sống sang trọng và trở thành một nhà tu khổ hạnh.

Không hài lòng với sự hướng dẫn của các vị thầy tôn giáo khác nhau mà thái tử gặp trên đường đi, thái tử quyết định ngồi dưới gốc cây Bồ đề cho đến khi khám phá được sự thật về khổ đau. Ngài ngồi đó nhiều ngày, đối mặt với nhiều thử thách và chìm sâu vào thiền địnhcho đến khi ngài thấu hiểu được câu trả lời - vào thời điểm đó, ngài hoát nhiên đại ngộ trở thành Phật, hay là bậc giác ngộ.

Trong suốt cuộc đời còn lại của mình, Đức Phật đã tìm cách dẫn dắt những người khác đến con đườnggiác ngộ mà Ngài đã kinh qua. Ngài nhập niết bàn (tịch diệt hay nhập diệt) một cách êm đềm ở tuổi 80.

Vesak kỷ niệm cả ba sự kiện trọng đại này trong cuộc đời Đức Phật – ngày đản sinh, ngày thành đạo và ngày nhập niết bàn của Ngài. Kinh điển Phật giáo khẳng định cả ba sự kiện đều đều xảy ra vào ngày trăng tròn của tháng âm lịch Ấn Độ, Vesakha.

Theo Trung tâm Nghiên cứu Pew, Phật tử chiếm 7 phần trăm tổng dân số thế giới. Phần lớn các Phật tử(gần 99 phần trăm) sống ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

Liên Hợp Quốc đánh dấu Ngày Vesak chính thức vào ngày 10 tháng 5 mỗi năm, nhưng lễ hội, và ngày chính xác của Vesak, khác nhau rất nhiều theo văn hoá và khu vực. Tại nhiều vùng, các buổi lễ được tổ chức quanh các đền chùa Phật giáo, nơi mọi người tập trung để thiền định và thả lồng đèn.

Tại Indonesia, hàng chục nhà sư và khách hành hương tập trung tại Đền Borobodur ở Java từ ngày 9 tháng 5 đến ngày 11 tháng năm. Họ sẽ thắp nến, tụng kinh và đi quanh ba lần ngôi đền cổ, rồi thả 1000 chiếc đèn lồng lên trời tượng trưng cho sự giác ngộ toàn bộ vũ trụ.

Tại Hàn Quốc, người ta tổ chức lễ hội Hoa Lan đèn lồng dài hàng tháng, bao gồm các cuộc diễu hành, biểu diễn và hàng ngàn ngọn đèn lồng rực rỡ đầy màu sắc. Nhiều tín đồ Phật giáo sẽ tụ họp để chào mừng tại chùa Jogyesa ở Hán Thành (Seoul), trung tâm Phật giáo Hàn Quốc.

Tại Ấn Độ, những người hành hương đổ xô đến Vườn Lộc Uyển ở Sarnath, một thành phố tọa lạc tại bang Uttar Pradesh, Ấn Độ, nơi Đức Phật được cho là đã có bài thuyết pháp công khai đầu tiên của mình sau khi Ngài thành đạo. Ở đây, những người mộ đạo mặc áo trắng, thiền định, và để lại lễ vậtmừng Vesak.

Lễ kỷ niệm Vesak cũng diễn ra ở đảo quốc Tích Lan Sri Lanka, Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia và một số nước châu Á khác.

HÀNH HƯƠNG VỀ THẤT SƠN CHÂU ĐỐC - AN GIANG

  • PDF.

Nhân dịp đầu năm Kỷ Hợi - 2019, Thầy trụ trì Chùa Lá Gò Vấp Thích Nhuận Tâm đã tổ chức chuyến hành hương về Thất Sơn - Châu Đốc thuộc tỉnh An Giang từ ngày 22.02 (18 tháng Giêng AL) đến ngày 24.02 (20 tháng Giêng AL). Ngoài thầy Thích Nhuận Tâm, trên chuyến xe hành hương có 42 Phật tử và thiện nam tín nữ cùng thành tâm hướng về đất Phật. Đoàn khởi hành từ Chùa lá lúc 20g đến chùa Bồ Đề Đạo Tràng tọa lạc ở trung tâm thành phố Châu Đốc, thuộc phường Châu Phú A, tỉnh An Giang vào lúc 05g ngày 23.02.2019. 

Chùa Bồ Đề Đạo Tràng được lập năm 1952 do ông Đặng Văn Lý (Tỉnh trưởng Châu Đốc lúc bấy giờ) và ông Phạm Ngọc Đa (Hội trưởng Thông Thiên học) đề xướng, được đông đảo Phật tử nhiều nơi tán thành và cúng dường Tam Bảo. Năm 1951, ông Phạm Ngọc Đa liên lạc với Đại Đức Jinara Jadasa bên Ấn Độ xin chiết cành từ cây bồ đề bảo thụ mà xưa kia Phật Thích Ca đã ngồi thiền định đem về trồng, đến nay cành lá đã sum suê phủ bóng mát trước Phật đài.

Xá lợi Phật tại chùa Bồ Đề Đạo Tràng

Cây Bồ Đề trước Chánh Điện

 

 

                                                                            Thầy Thích Nhuận Tâm cùng các đạo hữu và Phật tử tại chùa Bồ Đề Đạo Tràng


Các Ni sư và đạo hữu chùa Bồ Đề Đạo Tràng đã phát tâm Bồ Đề cúng dường, góp một phần công quả để Đại Đức Thích Nhuận Tâm thêm kinh phí xây dựng ngôi chùa Lá từ những ngày khởi đầu trên mảnh đất hoang hóa bên bờ kênh Tham Lương, quý thay tấm lòng của những đệ tử Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cùng một lòng phụng sự chánh pháp.  

Sau khi lễ Phật, đoàn tiếp tục hành trình đến núi Sam lễ chùa Tây An và bà Chúa Xứ. Đền Bà Chúa Xứ trước đây thuộc xã Vĩnh Tế, nay thuộc phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, An Giang. Thờ cúng bà Chúa Xứ là tín ngưỡng thờ Mẫu của dân tộc ta. Cách đây khoảng 200 năm, tượng Bà được dân địa phương phát hiện và khiêng xuống từ đỉnh núi Sam bằng 9 cô gái đồng trinh, theo như lời dạy của Bà qua miệng "cô đồng", nên người dân đã lập miếu để tôn thờ. Cũng có ý kiến cho rằng Thoại Ngọc Hầu hoặc vợ là bà Châu Thị Vĩnh Tế là người đã ban lệnh và hỗ trợ việc xây dựng miếu. Tượng Bà ngự trên đỉnh núi Sam, gần Pháo Đài. Chứng minh cho điều này là bệ đá Bà ngồi vẫn còn tồn tại. Bệ đá có chiều ngang 1,60m; dài 0,3m, chính giữa có lỗ vuông cạnh 0,34m, loại trầm tích thạch màu xanh đen, hạt nhuyễn, không có ở địa phương. Theo nhà khảo cổ học người Pháp là Malleret đến nghiên cứu vào năm 1941, thì tượng Bà Chúa Xứ Núi Sam thuộc loại tượng thần Vishnu (nam thần), tạc dáng người nghĩ ngợi, quý phái, chất lượng bằng đá son (sa thạch), có giá trị nghệ thuật cao, được tạc vào cuối thế kỷ thứ 6, Sau này, nhà văn Sơn Nam cũng cho rằng: Tượng của Bà là pho tượng Phật đàn ông của người Khmer, bị bỏ quên lâu đời trên đỉnh núi Sam. Người Việt đưa tượng vào miễu, điểm tô lại với nước sơn, trở thành đàn bà mặc áo lụa, đeo dây chuyền. Và từ đó "Bà Chúa Xứ" là vị thần có quyền thế lớn ở Châu Đốc, 

Rời TP.Châu Đốc đoàn hành hương đến viếng Miễu bà Chúa Xứ Bàu Mướp. Miễu do Phật Thầy Tây An tạo lập vào năm 1851. Tiếp tục hành trình lên núi Cấm - Tịnh Biên. Nhờ sự quảng giao của Đại Đức Thích Nhuận Tâm, đoàn hành hương được vào thăm tượng Phật Di lặc.Tượng Phật Di Lặc lớn nhất châu Á được đặt trên đỉnh Thiên Cấm Sơn là ngọn núi cao và hùng vĩ nhất của vùng Thất Sơn huyền bí. Tượng Phật Di Lặc tọa lạc uy nghiêm, thanh thoát nhưng rất gần gũi giữa không gian núi rừng. Tượng Phật Di Lặc có chiều cao từ dưới chân đế đến đỉnh đầu tượng là 33,6 m, diện tích bệ tượng 27m×27 m. Tổng trọng lượng cả nền và vỏ tượng gần 1.700 tấn bê tông cốt thép. Tượng được đặt trên núi Thiên Cấm Sơn, cao 710 m so với mặt nước biển. Bức tượng đặc tả rõ nét nụ cười an nhiên, từ bi, hỉ xả và bụng to đặc trưng của Phật Di Lặc. Đứng ở vị trí nào trên núi Cấm cũng đều thấy được tượng Phật Di Lặc màu trắng sáng, ngồi uy nghiêm giữa không gian xanh ngát với nụ cười hiền hậu. Bức tượng do nhà điêu khắc Thụy Lam (tên thật Phạm Dân Chủ, 69 tuổi, ngụ thị xã Tân Châu) – người phác thảo bản vẽ và giám sát xây dựng, công trình nghệ thuật đồ sộ này cũng được xác lập kỷ lục là tượng Phật ngồi lớn nhất Việt Nam.

 

Khoảng 10g ngày 24.02.2019, đoàn hành hương giả từ Núi Cấm về lại Chùa Lá trong niềm hoan lạc và bình an, Sự linh thiêng của vùng Thất Sơn đã gieo vào lòng thiện nam tín nữ cũng như Phật tử niềm tin Nhân Quả và Chân Thiện Mỹ từ ánh sáng từ bi nhiệm mầu của Đức Thế Tôn để giữ tròn đạo hạnh.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mưu Ni Phật.

Phật tử ĐỨC BẢO 

 

 

 

 

You are here Chùa Lá Chùa Lá Gò Vấp