Hoằng pháp là nghĩa vụ của người Trụ Trì

Hoằng pháp là nghĩa vụ thiêng liêng của người con Phật: bởi vì hoài vọng của đức Phật “vì lợi ích cho số đông, vì lòng thương tưởng cho đời, vì hạnh phúc và an lạc cho chư thiên và loài người”. Do đó, giáo pháp của đức Phật là phương pháp sống thực tiễn, không thể tách rời con người; nếu không đem chánh pháp hoằng truyền cho chúng sanh thừa hưởng, thì Phật giáo chỉ là món đồ cổ trưng bày không có ích lợi gì, muốn chánh pháp được lan rộng cho chúng sanh thừa hưởng thì phải nhờ những sứ giả của Như lai hoằng truyền.

Khoa_tu_tai_chua_Hoang_Phap_1_308465576

Phật pháp là dòng chảy linh ðộng nên không bị bế tắc và hạn cuộc trong bất cứ khuôn khổ nào. Vì vậy, giáo pháp Phật ngày hôm nay nó ðã ðýợc thay ðổi rất nhiều, tất cả chỉ nhằm ðáp ứng yêu cầu của từng thời ðại. Ðó chính là tinh thần tuỳ duyên trong ðạo Phật. Người làm nhiệm vụ hoằng pháp, làm sao để Phật pháp ngày càng được phổ cập khắp mọi nơi, mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp nhân dân… Làm sao độ tận chúng sanh, đó chính là lý tưởng tối thượng của người con Phật.

Vậy sự nghiệp hoằng pháp đã được khẳng định, nhiệm vụ hoằng pháp được xem là một sứ mệnh cao cả của người xuất gia. Bất luận ở thời đại nào, Tăng sĩ cũng đều thích nghi và hòa cùng nhịp sống của nhân loại vào thời kỳ đó. Nếu thế kỷ 21 là “thế kỷ của tôn giáo”, thì vai trò và trách nhiệm Tăng sĩ Phật giáo sẽ nặng nề hơn trong sự chỉ dẫn con người quay về nội tâm, ổn định lại đời sống tinh thần. Để hoàn thành sứ mạng thừa kế, các Tăng sĩ cần phải cập nhật hóa kiến thức và hoằng pháp trong bối cảnh xã hội hiện đại. Tôi cho rằng chúng ta còn thiếu một cơ chế Hoằng pháp vững mạnh. Vì vậy mục tiêu hoằng pháp cần phải được định hướng rõ nét, để đáp ứng nhu cầu mới. Công cuộc tuyên dương chính pháp chịu ảnh hưởng rất lớn bởi công năng tu tập và hiệu quả gánh vác các hoạt động Phật sự địa phương của các vị trụ trì. Các vị trụ trì là tác nhân trung tâm giúp cho giáo pháp của Đức Phật được lan tỏa khắp nơi, đến với nhiều đối tượng khác nhau. Vì vậy, người Trụ trì cần phải biết rỏ vai trò quan trọng của mình và bối cảnh xã hội, nhu cầu của tín đồ và của sự vận động bánh xe chánh pháp thời hiện đại như thế nào? Do đó, Người trụ trì có nhiệm vụ thiêng liêng là truyền bá lời Phật dạy đến mọi người, nhằm đem lại lợi ích cho tất cả số đông và cho chính bản thân có khả năng xây dựng xã hội của Phật giáo đối với thế giới ngày nay.

Từ đó vai trò vị trụ trì trở nên quan trọng hơn, để hoàn thành mục tiêu và nhiệm vụ trên, cần phải hoàn thiện và đa dạng hóa các phương tiện truyền thông phổ biến nhất là thuyết giảng trên các pháp tòa, cần có nội dung chất lượng cao và cần nhiều pháp toà cũng như duy trì thường xuyên các thời khóa thuyết giảng. Vận dụng nhuần nhuyễn các phương tiện đó để có khả năng chuyển tải cao nhất đạo lý Phật giáo vào đời sống hằng ngày của người Phật tử cũng như đời sống xã hội. Vì thế, Phật giáo cần phải thích nghi và phát triển trong đời sống hiện đại để cung ứng về mặt tâm linh cho nhân loại, Phật giáo là ánh sáng của từ bi và trí huệ. Tùy thuộc vào sự thúc đẩy của tình hình thực tiễn đó là những hoạt động, những yêu cầu của quần chúng Phật tử và đơn vị cơ sở. Ở đây chính là ngôi chùa và vị trụ trì. Vì những vấn đề cần được triển khai do sinh hoạt trực tiếp với người Phật tử và cộng đồng xã hội. Vị trụ trì có quyền hạn tối cao đối với một ngôi chùa. Vì vậy có tính chủ động rất lớn, có thể chuyển đổi cơ chế sinh hoạt rất triệt để và kịp thời. Cho nên bao thế kỷ qua, mọi người được hiểu đạo và hướng về Phật pháp là do công hoằng hoá của các bậc Tổ đức từ bao đời trước. Quí Ngài đã tận tâm, tận lực, cạn lời giáo hoá chúng sanh đời ngũ trược cang cường, nên họ mới chịu qui hướng theo con đường Phật pháp, tu hành.

I. Nhiệm vụ, vai trò của vị trụ trì:

a. Vai trò, nhiệm vụ của người làm trụ trì trở nên chính yếu trong sự nghiệp tạo niềm tin Phật Pháp, đễ mọi người có cái nhìn tốt đẹp về đạo Phật.Trái lại cũng chính vị trụ trì sẽ là kẻ “Phá kiến” một tội trong những tội làm mất tín tâm người Phật tử tại gia. Nhìn vào Phật giáo không phải là không có. Như vậy thì người trụ trì phải làm gì trước những nhu cầu bức thiết của xã hội hiện nay? Chúng ta nhận thấy người đảm nhiệm vụ làm trụ trì của một ngôi Chùa rất quan trọng, nó quyết định vận mệnh, tồn tại và phát triển của cơ sở Phật giáo tại địa phương. Từ xưa tới nay, việc Phật giáo hưng suy không phải là tổ chức Giáo hội mạnh hay yếu mà chính là cơ sở tự viện có tu hay không tu; có hướng dẫn hay không hướng dẫn người Phật tử tại gia hoặc xuất gia tu tập, nếu nơi đó có hướng dẫn Phật tử và xuất gia tu học thì Phật giáo nơi đó hưng thịnh; trái lại tuy cơ sở tự viện có phát triển về cơ sở vật chất chùa to Phật lớn, sinh hoạt hình thức bên ngoài nhưng không người chuyên tu thì Phật pháp sẽ suy vi. Cho nên trong kinh Hoa Nghiêm Ðức Phật dạy: “Nhân thị tối thắng, năng sanh chư thiện pháp cố. Nghĩa là: “Con người là hơn cả vì có thể tạo nên những điều tốt đẹp”.

b. Người làm trụ trì ngày nay ngoài công việc phục vụ tín ngưỡng phải có một đời sống tâm linh, để đưa chánh pháp của Ðức Phật đi vào đời sống. Bằng phương thức truyền bá tư tưởng của đức Phật qua kiến thức Phật học mà mình đã thực nghiệm, không phải ngôn ngữ của văn tự (đây là "tử ngữ" = ngôn ngữ chết) mà bằng thực nghiệm tự thân (gọi là “hoạt ngữ” = ngôn ngữ sống). Ðây mới chính là đưa đạo Phật đi vào cuộc đời, nhằm chuyển hoá cuộc đời. Có được như vậy, Ðạo Phật mới thực sự có lợi ích, nếu không thể hiện được điều nầy thì giáo lý Phật giáo có hay có đẹp cũng chỉ là cái xác khô không hơn không kém. Ðể thực hiện tốt nhiệm vụ của người trụ trì, Tổ Pháp Diễn đưa ra một số nhận định mà người làm trụ trì cần phải có khi quản lý cơ sở như sau:

1. Phải có tinh thần thủ xả (thủ thiện, xả ác): luôn luôn giữ gìn những điều tốt, góp phần xây dựng đạo đức của cộng đồng xã hội, nắm giữ giềng mối an nguy của cơ sở, không gì trở ngại mà nản lòng, không gì thành tựu mà tự mãn.

2. Phải có Nhân: Có đạo phong của người xuất gia học đạo, phải phát triển giáo dục tín đồ hướng dẫn mọi  người chánh tín, xây dựng tinh thần nếp sống đạo.

3. Phải có Minh: Giữ được giềng mối lễ nghĩa, đặt sự an nguy của đạo lên trên sự an nguy của bản thân, biết quyết đoán, xử dụng cận sự (người giúp việc) để lo cho đạo, phát triển tinh thần hoà hợp tạo được quyến thuộc càng ngày càng đông để làm công tác Phật sự lớn hơn.

4. Phải có Dũng: Phải là người nhiệt tình đầy quả cảm với công tác Phật sự, không nệ khó khăn, trở ngại, có ý chí kiên định, lập trường dứt khoát. Bốn yếu tố trên có đủ thì chùa chiền hưng thịnh Phật pháp nhờ thế mà được rộng mở mọi nơi, thiếu một trong 4 yếu trên thì người làm trụ trì khó thành, cơ sở Phật giáo khó mà phát triển.

II. Nhiệm vụ Hoằng pháp:

1. Củng cố lòng tin vào Chánh pháp và nhận thức chánh kiến cho Phật tử.

2. Nâng cao trình ðộ Phật học và lý týởng giải thoát cho Phật tử.

3. Tạo sức hút ðể tãng trýởng tín ðồ và mở rộng ảnh hýởng của Phật giáo ðối với xã hội.

4. Đối tượng trực tiếp như các đạo tràng tu học cố định như đạo tràng tu Bát quan trai… Các khóa giảng định kỳ cố định tại các giảng đường của Giáo hội, các buổi giảng thuyết do các chùa tổ chức thường xuyên và không thường xuyên, các buổi giảng trong khóa an cư kiết hạ, các khóa bồi dưỡng trụ trì.

5. Những đối tượng gián tiếp là những đối tượng chưa phải là Phật tử và các Phật tử  ít có cơ hội nghe thuyết pháp. Ngoài ra, còn một đối tượng nữa gần như bị lãng quên, đó là đối tượng thanh thiếu niên Phật tử. Cần có một mô hình và chương trình truyền bá Chánh pháp cho tầng lớp thanh thiếu niên Phật tử, cung cấp cho họ kỹ năng và nghệ thuật sống hạnh phúc cũng như nhận thức về giá trị thực của đời người, theo tinh thần Phật giáo.

Hoằng pháp là công việc hàng ngày của tất cả những ngýời thực hiện nếp sống xuất gia phạm hạnh. Ðức Thế Tôn từng khuyến khích rằng: "Hỡi các Tỳ kheo!… Các ông hãy ði, nhýng ðừng ði hai ngýời cùng một hýớng, hãy ði mỗi ngýời mỗi ngả, hãy truyền bá Chánh pháp. Này các Tỳ kheo, Chánh pháp toàn thiện ở phần ðầu, phần giữa cũng nhý phần cuối, cả trong ý tứ và lời vãn. Hãy tuyên bố về cuộc sống toàn thiện và thanh tịnh… Chính Nhý Lai cũng ði, Nhý Lai cũng sẽ ði về hýớng Uruvela (Ýu Lâu Tần Loa) ở Sanànigàna ðể hoằng dýõng Chánh pháp. Hãy phất lên ngọn cờ của bậc thiện trí, hãy truyền dạy giáo pháp cao siêu, hãy mang lại sự tốt ðẹp cho ngýời khác; ðýợc vậy, là các ông ðã hoàn tất nhiệm vụ” (Mahavagga - Ðại phẩm 19, 20).

Với nhiệm vụ là trụ trì một cơ sở hạ tầng của Giáo hội, nơi giao tiếp trực tiếp với quần chúng Phật tử nhiều thành phần đa dạng trong xã hội thì việc truyền đạo cũng có nhiều phương cách khác nhau. "Tùy duyên hoá độ" không nhất thiết phải "cứng nhắc" theo một khuôn mẩu nhất định nào, vì Phật pháp là "bất định pháp". Nhưng nói như thế không có nghĩa là bất chấp mọi qui củ đạo đức của người xuất gia mà chúng ta làm việc gì phải có cân nhắc và phải đem tâm chân thật để đến với mọi người, nếu không sẽ trở thành phi đạo đức làm tổn thương đến Ðạo mà còn làm cho sự nghiệp của chính mình bị ảnh hưởng.

Điều cần nhất nơi một vị trụ trì chính là ở cái Tâm và cái Đức. Đây là hai mặt hết sức quan trọng mà trước khi được giao phó nhiệm vụ thiêng liêng gìn giữ cơ sở Giáo hội, giáo hóa mọi người quay về với Chánh pháp, vượt qua khổ đau, sống tự tại vô ngại giữa cuộc đời mà vị trụ trì đã phát nguyện thông qua những hoạt động thường ngày, vị trụ trì phải thể hiện được cung cách của một bậc xuất trần thượng sĩ, giải quyết mọi việc bằng cái tâm tu và bằng đức độ của một người có hành trì, tu tập. Khi tiếp xúc với một vị thầy như thế, chúng ta sẽ cảm nhận được năng lượng của an lạc và tự nhiên sẽ được chuyển hóa.

Thực tế, một vị trụ trì nếu chỉ chuyên tâm tầm cầu học tập kinh điển và hành trì giáo pháp, thì vị ấy đã có thể giáo hóa được nhiều người. Vì suy cho cùng, công việc của vị trụ trì là giữ gìn và truyền trì mạng mạch của Phật pháp, nên “thiền duyệt” mới chính là “món ăn” tinh thần của các vị. Quần chúng đến chùa, điều cần thiết với họ không phải là bàn luận thế sự hay chính trị mà là học hỏi và nghiên tầm giáo pháp. Do đó, nếu một vị trụ trì không có sự dụng công nhất định trong kinh kệ, luật luận sẽ là một thiếu sót lớn và xem như nhiệm vụ, sứ mạng của mình khó mà hoàn thành. Đây chính là cách hoằng pháp hữu hiệu nhất./.

Ban Hoằng pháp tỉnh Bắc Ninh

(Trích tham luận Hội thảo Hoằng pháp toàn quốc năm 2010 tại Kiên Giang)


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn: