Chiếc cầu Hiểu và Thương

"Hiểu và Thương" là tiêu chí của nhóm Tiếp Hiện, hậu thân của đoàn Thanh niên Phụng sự Xã hội vào thập niên 1966.

Chiec cau 1125Trong giai đoạn chiến tranh tàn khốc, người dân miền quê bị mất nhà, tiêu mạng, Thiền sư Thich Nhất Hạnh đã sáng lập đoàn "Thanh niên Phụng sự Xã hội" vào tận vùng giao chiến để giúp đỡ đồng bào. Đoàn gồm các Tăng ni phật tử và sinh viên tình nguyện. "Hoa sen trong biển lửa" là một tác phẩm nổi tiếng lúc bấy giờ được ra đời cùng lúc. Những mái đầu xanh với tâm hồn trong sáng như đóa sen vươn lên khỏi bùn, đã bị ngọn lửa chiến tranh tiêu đốt một cách tàn nhẫn. Đoàn "Thanh niên Phụng sự Xã hội" lúc bấy giờ trở thành tâm điểm giữa hai chiến tuyến và cũng là đich nhắm cho Tôn giáo khác. Chính vì thế, không những trụ sở tại Tân Phú hứng chịu những mãnh đạn lấy mạng 8 người, trong có thầy Thanh Văn. Chẳng những thế, tại Lái Tthiêu, vùng ngoại ô Sài Gòn cũng như một vài nơi, anh em cũng bị sát hại không thương tiếc. một số căn nhà dang dỡ, một vài công trình vệ sinh cho dân chưa hoàn thiện, còn bao dự án phải đình chỉ...

Chiec cau 1126

Năm 1973, qua mùa "hè đỏ lửa", người dân Quảng Trị bỏ của chạy, nhốn nháo vì không nơi nương tựa, thế mà, "Thanh niên Phụng sự Xã hội" vẫn xông vào nơi đạn bom để giúp dân. Anh Lộc và anh Dũng (nay là thầy Viên Quang) là một trong những đoàn viên đưa dân vào lập cư tại Định Quán, Long Khánh bấy giờ, làng đầu tiên được đặt tên Quảng Khánh (tức Quảng Trị và Long Khánh). Theo anh Lộc kể: - ban ngày phải xin phép chính quyền, tối đến phải thuyết phục "Mặt trận Giải phóng" để cho dân được định cư. Gần 50 năm lưu trú trên đất người, đồng bào Quảng Trị dần dần ổn định với nương rẫy đồi núi. Mặc dù ngày nay cuộc sống có khá hơn, nhưng hạ tầng cơ sở tại Định Quán cũng như các vùng hẻo lánh trên quê hương vẫn còn lắm khó khăn. Hậu thân của "Thanh niên Phụng sự Xã hội" do anh chị Tăng thân "Tiếp hiện", nay vẫn tiếp tục công tác từ thiện xã hội với danh nghĩa - "Hiểu và Thương", được tái sinh hoạt vào năm 1988. Một đoàn thể được hoạt động do sự tài trợ của những người con Phật thuộc Làng Mai ở Hải ngoại, anh em trong nước đến xây cầu, làm nhà, đóng giếng, trợ cấp học bổng và hàng tháng hỗ trợ lương cho cô giáo vùng sâu, giúp thêm dinh dưỡng cho các trẻ vùng xa.

Chiec cau 1140

Chương trình "Hiểu và Thương đã xây được 18 chiếc cầu, 43 trường, hàng trăm nhà Tình thương và 364 giếng đóng. Trong hoạt động hỗ trợ xây cầu thứ 17 tại Tổ 2, ấp Hòa Trung - xã Ngọc Định, huyện Định Quán - Tỉnh Đồng Nai khởi phát từ đầu tháng 5/2016, giúp cho hơn 200 hộ sống sâu trong đồi rẫy, mỗi khi vận chuyển thổ sản hoặc trẻ con đi học, phải vòng quanh nhiều cây số mới ra tới đường. Nay chiếc cầu là món quà đặc biệt cho bà con nông dân, chỉ còn vài trăm mét là gặp mặt nhau tại chợ. Ông chủ tịch xã và các quan chức thôn ấp ngỏ lời tri ân trong buổi khánh thành cầu "Hiểu và Thương" do nhà tài trợ: Maitreya Fonds E.V giúp. Người dân chung góp được 9.400.000đ, còn lại quỹ tài trợ "Hiểu và Thương" tiếp 87.051.000đ VN, chưa kể đến chi phí thường xuyên đi lại và phát sinh linh tinh.

Chiec cau 1132

Chiec cau 1133

Sáng 19/07/2016, vợ chồng anh Minh cao đưa anh Lộc, Tâm Hải và chị Cúc đến Khánh thành cầu bằng xe nhà. Người dân từng trụ lại nơi đây, có những vị từ Quảng Trị vào theo chương trình di dân lập ấp năm xưa, đã gặp lại anh Lộc, tay bắt mặt mừng như cố nhân xa xưa nay về lại chốn nầy.

Chiec cau 1127

Chiec cau 1129

Các cụ áo dài khăn đóng theo cổ tục cũng khấn nguyện tại đầu cầu, dân chúng bận nương rẫy vào mùa, sự tham dự độ 20 người nên lễ khánh thành tuy đơn sơ nhưng đậm tình "Hiểu và Thương".

Chiec cau 1134

Chiec cau 1136

Chiec cau 1137

Minh Mẫn


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn: