• Phật sự: 0902 427 222 - Phone USA: +14092179287 (Thầy Thích Nhuận Tâm)
  • Giáo vụ: 0906.721.705
  • Trụ trì: Đại đức Thích Nhuận Tâm

 

Nghi thức

Vấn đề nghi lễ Phật giáo

  • PDF.

Phỏng vấn Hòa thượng Thích Thanh Nhã về vấn đề nghi lễ Phật giáo

Nghi lễ của Phật giáo thể hiện sự trang nghiêm, tôn kính tới người sáng lập (đức Bổn sư), nghi lễ còn là sự biểu hiện lòng tôn kính và tin tưởng của mọi người đối với Tam Bảo một cách có hệ thống.

Để hiểu rõ hơn điều này phatgiao.org.vn đã phỏng vấn Hòa thượng Thích Thanh Nhã - Ủy viên TT HĐTS GHPGVN – Phó trưởng Ban TT Ban nghi lễ T.Ư về mục đích, ý nghĩa của nghi lễ của Phật giáo.

HT T Thanh Nha

Hòa thượng Thích Thanh Nhã - Phó trưởng Ban TT Ban nghi lễ T.Ư GHPGVN

Đọc thêm...

Nguồn gốc nghi lễ, chức năng, ý nghĩa của lễ cúng cô hồn

  • PDF.

Nghi le cung

Nghiên cứu bộ tượng Thánh Tăng A-nan và Đức Ông Cấp Cô Độc trong truyền thống nghệ thuật Phật giáo Việt Nam, chúng ta thấy người Việt xưa đã khéo léo chuyển hóa hai vị đệ tử nổi tiếng của Phật để trở thành Thánh Tăng và Đức Ông trong truyền thống thờ tự ở các chùa Việt ở miền Bắc. Thánh Tăng và Đức Ông đã từ từ đi vào văn hóa Phật giáo người Việt và trở thành một phần tín ngưỡng của phổ biến trong nhân gian. Câu chuyện ngài A-nan gặp quỷ đói rồi với lòng từ bi vô lượng đã xin Đức Phật phương tiện cứu giúp cho loài ngạ quỷ được no đủ và độ thoát cảnh địa ngục đã được các vị tổ sư Mật tông chuyển thành nghi thức cúng thí cô hồn. Các vị Tăng Việt Nam đã tiến một bước nữa bằng cách áp dụng nghi thức tiểu thí thực cô hồn vào các khóa lễ buổi chiều để cầu nguyện cho các oan hồn uổng tử, các chiến sĩ trận vong, cùng đồng bào tử nạn và các cô hồn bị chết oan không thể đi đầu thai, trở thành những cô hồn không nơi nương tựa... 

Đọc thêm...

Thầy dạy tôi niệm Phật

  • PDF.

Thich Tam ManTiếng chuông chùa vang lên, làm lay động khoảng không trời phố núi, giọt mưa cuối mùa thơm nhẹ lên mái tòng lâm, từng câu niệm Phật của các tiểu, kinh hành trên chánh điện, nghe như kỷ niệm của những gì xưa cũ, quay ngược thời giờ, trở lại tháng ngày thuở tôi còn làm điệu ở chùa xưa...

"Nam mô A Di Đà Phật" là bài pháp tối thắng nhất mà tôi đã mang đi trong suốt một dặm đời, thân thương như ruột thịt, ân cần như mẹ cha. Câu niệm Phật là bài pháp đầu tiên mà tôi được Thầy dạy trong ngày tôi thế phát vào chùa, nguyện làm sứ giả của Như Lai. "Nam mô A Di Đà Phật. Kính bạch Thầy, hôm nay đệ tử phát nguyện xuất gia...".

Đọc thêm...

Cầu an, có "an" không?

  • PDF.

Do đó, việc cầu an nếu có tâm thành, có sự tin tưởng thì ngoài sự gia hộ của chư Phật chư Bồ tát, người thọ trì sẽ có kết quả cụ thể. Đó cũng là một trong những lối tu mà Phật dạy là TÍN, HẠNH, NGUYỆN.

Ngày Rằm, mồng Một, nhất là mỗi đầu năm Tết Âm lịch, phật tử và những người yêu mến đạo Phật thường đến chùa dâng sớ và lễ vật cầu an, tụng kinh Phổ Môn (Lotus sutra), kinh Dược Sư (Medicine sutra). Hằng đợt sóng người, già trẻ, lớn bé, tấp nập khó chen chân ở hầu hết các ngôi chùa khắp cả nước. Bông hoa, hương trầm tỏa khói từ trong điện Phật đến ngoài sân. Những rừng người ồ ạt tấp nập còn hơn những ngày trải hội tại chùa Hương, chùa Thầy...
Câu hỏi hơi lạ nhưng cần thiết là, cầu an như thế có được an không? Nếu không, tại sao Tết năm nào dân chúng cũng tấp nập đến chùa cầu an. Và không an thì mất thì giờ, tốn tiền sắm lễ vật vô ích chăng? Và nếu có an, đâu là bằng chứng? Có thể thấy và lý giải trên cơ sở khoa học được không?

Cau an

Thành tâm cầu an...

Đọc thêm...

Hoa nào không nên cắm trên bàn thờ?

  • PDF.

Ông Phạm Quang Tuyến (Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người) hướng dẫn cách chọn hoa cúng như sau:

Hoa nhai

Hoa nhài là một trong số loại hoa không nên cắm trên ban thờ. Ảnh minh họa

Đọc thêm...

You are here Home