• Phật sự: 0902 427 222 - Phone USA: +14092179287 (Thầy Thích Nhuận Tâm)
  • Giáo vụ: 0906.721.705
  • Trụ trì: Đại đức Thích Nhuận Tâm

 

Kinh điển Phật giáo

Người Phật tử nên đọc kinh điển như thế nào?

  • PDF.

Vừa qua Ban biên tập VHPGO nhận được nhiều thư gửi của bạn đọc và lời bình luận về bài "Kinh Vu Lan Bồn thực hay giả?". Chúng tôi thấy trách nhiệm cần làm rõ và định hướng đúng cho cộng đồng, nhất là những bạn trẻ có chiều hướng phát triển tâm linh và có niềm tin vào chánh Pháp. Dưới đây là một bài viết của Cư sĩ Nguyễn Minh Tiến – người có nhiều thời gian nghiên cứu kinh điển và dịch thuật nhiều sách về Đạo Phật. Mời quý vị tham khảo:

Cách đây ít lâu – chính xác là ngày 14 tháng 9 – một bài viết được đăng lên trang Phật giáo Thư viện Hoa sen có nhan đề "Kinh Vu Lan Bồn thực hay giả?" của tác giả Đáo Bỉ Ngạn. Ngay hôm sau đó, bài viết này cũng xuất hiện trên trang Văn hóa Phật giáo và gợi lên một loạt những tranh biện kéo dài đến hơn một tháng sau. Ý kiến cuối cùng được đăng bên dưới bài viết này là vào ngày 20 tháng 10.

Kinh dien

Đọc thêm...

Kinh Phật Thuyết Khổ Uẩn

  • PDF.
Hoa_sen_5Nghe như vầy, một thời đức Phật ở thành Xá Vệ, vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc. Bấy giờ các Tỳ Kheo sau khi thảo luận thảy đều hiểu rõ ít có thắc mắc. Lúc ấy có những người ngoại đạo dị học sau khi đi quanh quẩn bên ngoài bèn đến chỗ các Tỳ Kheo; rồi họ cùng các Tỳ Kheo hỏi thăm nhau khi đã gặp mặt. Sau khi chào hỏi họ ngồi qua một bên. Khi những người ngoại đạo dị học này ngồi sang một bên rồi, họ mới nói với các Tỳ kheo rằng: chư hiền, Sa môn Cù Đàm ở nơi trí tuệ mà nói về dục, ở nơi trí tuệ mà nói về sắc, thọ uẩn. Chư hiền, chúng tôi cũng ờ nơi trí tuệ đó để nó về sắc, thọ uẩn. vậy có gì sai biệt? có gì thấp hơn? Có gì bằng nhau? Như thế Sa môn Cù Đàm và chúng tôi đều có trí tuệ. 

Đọc thêm...

Kinh Phật nói không tự giữ ý

  • PDF.
Hoa_loa_kenNghe như vầy, một thời đức Phật ở tại nước Xá Vệ, vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc. Bấy giờ ngài bảo các Tỳ Kheo, Tỳ Kheo nên im lặng. Phật bảo, lắng nghe ta nói về việc tự giữ (ý) và không tự giữ (ý). Các Tỳ Kheo chắp tay lắng nghe lời Phật. Phật bảo các Tỳ Kheo, lý do gì gọi là không tự giữ? nếu con mắt không khép lại, hoặc con mắt rơi vào sắc thức, tâm liền rong duỗi; tâm đã rong duỗi bèn không được định ý; đã không được định ý thì không biết được như thực; lý thực hữu (của vạn pháp) đã không hiểu thì cũng không thấy được thực hữu; đã không hiểu không thấy được thực hữu thì không xả được nghiệp hoặc, cũng không thoát khỏi vô minh rồi bị trói buộc bởi các nhân duyên khác. Từ nhận thức sai biệt này đến sai biệt khác dẫn đến đau khổ chẳng an ổn. Như thế mà nói, tai cũng vậy, mũi cũng vậy, miệng cũng vậy, thân cũng vậy, và ý cũng vậy; như thế mà tác động gọi là không tự giữ. 

Đọc thêm...

Ngôn ngữ Phật dùng để giảng dạy (Buddhavacana)

  • PDF.

269613_1850203580201_1394075323_31590785_2414439_n10Theo bộ “Vinayapitaka Cullavagga” (“Tiểu Phẩm”, V, 33) của Luật Tạng [4], Đức Phật đã cố huấn thị các Tỳ kheo học tập Giáo Pháp bằng “ngôn ngữ của mình”(saka nirutti), mà luận sư Pali lỗi lạc là Ngài Buddhaghosa (Phật Âm) đã diễn dịch: đó có nghĩa là ngôn ngữ (hay phương ngữ) của Magadhi (Ma-Kiệt-Đà) được dùng bởi Đức Phật và Đức Phật đã không cho phép họ dịch chuyển những giáo lý thành những văn kệ bằng tiếng Phạn.

Đọc thêm...

Tam tạng Kinh điển là gì?

  • PDF.

Books1-1nNhững lời của Đức Phật nói ra, ban đầu được gọi là Giáo Pháp (Dhamma), bao gồm ba phương diện, đó là: Giáo Lý (Pariyatti), Thực Hành (Patipatti) và Chứng Ngộ (Pativedha).

Phần Giáo Lý còn được gọi là “Pháp Học”.

Phần pháp Thực Hành còn gọi là “Pháp Hành”, và

Phần pháp Chứng Ngộ còn được gọi là “Pháp Giác Ngộ” hay “Pháp Thành”.

Đọc thêm...

Các bài viết khác...

You are here Home