• Phật sự: 0902 427 222 - Phone USA: +14092179287 (Thầy Thích Nhuận Tâm)
  • Giáo vụ: 0906.721.705
  • Trụ trì: Đại đức Thích Nhuận Tâm

 

Phật giáo và đời sống

Làm sao diệt trừ được tính kiêu căng ngã mạn?

  • PDF.

Con thấy có phật tử làm công quả giúp cho chùa, mà lòng họ còn quá nóng nảy sân hận. Họ hay la rầy người này, trách móc người kia. Như vậy, có phải họ ỷ có công lao với chùa mà sinh tâm ngã mạn khinh thường người khác hay không? Làm sao hạn chế và diệt trừ được tánh cống cao ngã mạn?

Trong câu hỏi nầy, nếu phân tích thì nó gồm có bốn vấn đề mà phật tử muốn biết. Chúng tôi xin nêu ra từng vấn đề một để tiện bề giải đáp, góp thêm chút ý kiến.

1.Vấn đề công quả:

Hai chữ công quả, thường có nhiều người hiểu lệch lạc phiến diện về ý nghĩa của nó. Họ cho rằng, chỉ có những ai tới chùa làm công kia việc nọ, giúp cho chùa, thì mới gọi là làm công quả. Ngoài ra, làm những việc khác hay ở những nơi khác, thì không phải là làm công quả. Hiểu thế, tuy không phải là sai hẳn, nhưng thực ra thì chưa đúng ý nghĩa của hai chữ công quả.

Vậy công quả nghĩa là gì?

Công: nguyên là chữ Hán, nghĩa đen của nó là thợ. Là người bỏ công sức ra chuyên làm một ngành nghề nào đó, thì gọi đó là công. Như nói công nhân hay công phu. Công nhân là người dùng sức lao động của mình mà làm một công việc nặng nhọc nào đó, hoặc bằng chân tay hay trí óc. Còn công phu là người (phu) vận dụng năng lực làm một công việc, mang tính tinh thần siêu thoát nhiều hơn. Như nói công phu tham thiền, công phu lễ bái, công phu niệm Phật v.v...

Còn chữ "quả" cũng là chữ Hán, nghĩa đen là trái. Nghĩa bóng là thành quả hay kết quả của một việc làm hay lời nói. Như vậy, hai chữ công quả, có nghĩa là khi chúng ta dùng sức làm một công việc nào đó, tùy theo chỗ dụng công tốt hay xấu mà nó sẽ đưa đến cái kết quả cũng có tốt xấu khác nhau. Nói gọn cho dễ hiểu, công là nhân mà quả là kết quả. Hiểu như thế, thì đâu phải chỉ có tới chùa làm việc giúp cho chùa mới là công quả, còn làm những việc khác, như tụng kinh, lạy Phật, niệm Phật, dịch kinh viết sách, hay sang băng đĩa kinh sách ở nhà v.v... thì không phải làm công quả hay sao? Hiểu thế, thì chúng ta mới thấy nghĩa của hai chữ công quả rất sâu rộng.

Chúng ta có thể áp dụng hai chữ nầy vào bất cứ công việc nào và bất cứ ở đâu. Không nhứt thiết chỉ có tới chùa mới gọi là làm công quả. Đó chẳng qua chỉ là một tập quán thông thường mà lâu nay người ta quen gọi như thế. Hiểu như vậy là chỉ hiểu một cách hạn hẹp và phiến diện.

Phat tu

Đọc thêm...

Nay vui đời sau vui

  • PDF.

Hạnh phúc là mong ước lớn nhất của cuộc sống, theo đó mọi dự án nỗ lực cua con người được đặt để và thức hiện. Hết thảy mọi toan tính nỗ lực của con người nếu không phải để đáp ứng nhu cầu thỏa mãn hạnh phúc hiện tại trước mắt thì cũng để bảo đảm cho những dự tính hay mong ước tốt đẹp ở ngày mai hay ỏ tương lai.

Nay vui doi sau vuiTất cả mọi người đều tin như thế, và cũng chính nhờ tin như thế nên cuộc sống mới có diễn tiến và hạnh phúc mới được cải thiện. Người con Phật tin tưởng giáo lý nhân quả và nỗ lực cải thiện cuộc sống của mình theo những lời dạy của Đức Phật về thiện nghiệp. Đạo Phật hiểu rõ khả năng hoàn thiện của con người nên đề xuất lý thuyết hành động (nghiệp) nhằm giúp mọi người cải thiện cuộc sống của mình theo nghĩa chất lượng an lạc của đời sống ngày một nâng cao. Đạo Phật là con đường thực nghiệm hạnh phúc an lạc. Nó nói với mọi người rằng làm thiện, không làm ác, là an lạc hiện tại và phúc lạc tương lai. Kinh Pháp cú dạy như vầy:

Nay vui, đời sau vui,
Làm thiện hai đời vui,
Nó vui, nó an vui,
Thấy nghiệp thiện mình làm.

Đọc thêm...

Đó là mẹ

  • PDF.

Truyện kể rằng: Ở thành Vi - nhút nước Cộng hoà Líp - va thuộc miền Tây lãnh thổ Liên Xô cũ có một nơi gọi là Núi-Lâu-Đài. Trên đỉnh núi có một toà thành cổ và một cái tháp, từ lâu nay được dùng làm viện bảo tàng Vi-nhút.

Cách đây lâu lắm rồi, công trình xây trên tháp đã làm xong. Đó là một tài sản vô giá của dân tộc, cần phải được giữ gìn. Người chỉ huy vùng đất lúc bấy giờ là Đại hầu tước Ghê-đi-xin, ông cho mời các tu sĩ ở trong lâu đài tháp đến hỏi ý kiến cần phải làm gì để bảo vệ lâu đài này không rơi vào tay quân giặc.

Đọc thêm...

Ai kẻ thương mình thương người

  • PDF.

Ai ke thuong minhKinh Phật là những bài học rất căn bản bổ ích, tốt cho mình và tốt cho người. Bởi một lẽ đơn giản: Khuyên người ta phải biết thương mình bằng cách chuyên tâm làm điều lành, tránh làm những điều có hại cho bản thân. Phật dạy không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu đích thực là những việc hết sức bổ ích cho đời sống cá nhân của bất người nào. Tự thân có tu tập, chuyên tâm làm điều lành, không làm điều ác, đạo Phật gọi là thương mình, còn gọi là yêu mến tự ngã (attakàmeti). Mà thương mình như thế tức là thương người, vì lẽ người có tu tập, không làm những việc có hại cho bản thân , cũng có nghĩa là không làm những việc gây tổn hại cho người khác. Thương mình mà làm điều xấu ác, đối xử không tốt với người thì không phải là thương mình thực sự, mà đó chỉ là biểu hiện của cách nghĩ sai lầm và ích kỷ. Còn nói thương người, làm điều tốt cho người mà bản thân mình sống không tốt thì cũng chưa phải là thương người thực sự, vì như thế tức là không thành thực.

Đọc thêm...

Phật tử tại gia nên hay không nên từ bỏ ái dục

  • PDF.

DÙ CẤM CŨNG YÊU

———————

Mau ao lamPhật tử dù quy y thì vẫn là con người với những bản năng, tập khí từ lâu đời lâu kiếp. Bảo họ diệt dục quả là chuyện... rất khó. Trong các mắt xích của thập nhị nhân duyên đưa đến luân hồi sanh tử thì chữ Ái cực kỳ cụ thể và quan trọng trong cõi Dục giới này. Chúng sanh đã đầu thai vào cõi Dục nghĩa là nghiệp ái... dục rất nặng, bảo họ xa lánh đâu phải dễ dàng. Người xuất gia mà còn "chiến đấu" một cách khó khăn, gian khổ với ái dục kia mà! Cho nên đừng ngạc nhiên khi người Phật tử tu thì tu mà vẫn cứ yêu, cứ ham muốn đời thường.

Đọc thêm...

You are here Phật pháp Phật giáo và Đời sống