• Phật sự: 0902 427 222 - Phone USA: +14092179287 (Thầy Thích Nhuận Tâm)
  • Giáo vụ: 0906.721.705
  • Trụ trì: Đại đức Thích Nhuận Tâm

 

Văn hóa - Nghệ thuật

Tự tại tháng ngày

  • PDF.

Cõi đời sắc sắc không không/Danh hư lợi ảo còn mong nỗi gì./Sao không nuôi dưỡng từ bi

Nu sen

Sống ngày nay biết ngày nay

Còn xuân thu trước ai hay làm gì ? [*]

Đọc thêm...

Chữ Thừa

  • PDF.

Có một người từng làm đối ngoại và làm báo nên rất lưu tâm đến chữ nghĩa. Thông thạo tiếng Pháp và tiếng Trung, ông cho rằng nhà văn nhà báo Việt Nam nên biết ít nhất tiếng Trung và một thứ tiếng phương Tây. Biết ngôn ngữ Hán Việt để không viết thừa. Biết một ngôn ngữ phương Tây để có điều kiện so sánh văn phạm. Đọc báo, nghe đài, xem truyền hình, ông thường có quán tính biên tập luôn, chúng tôi trêu rằng ông cãi nhau với đài.

Chua thua

Đọc thêm...

Tháng Giêng nô nức viếng chùa

  • PDF.

Từ hàng trăm năm qua, thói quen viếng chùa tháng Giêng đã trở thành nét độc đáo trong văn hóa truyền thống của bao thế hệ người Việt. Đầu xuân, người người đi viếng chùa lễ Phật với lòng thành kính mục đích để cầu mong sự bình an, gia đình hạnh phúc, công việc luôn thuận lợi trong năm mới...

Nét đẹp văn hóa truyền thống

Nói là tháng Giêng nhưng thực ra lâu nay, rất nhiều người dân TPHCM đã có thói quen viếng chùa bắt đầu ngay sau thời điểm giao thừa. Người ta quan niệm, khởi đầu một năm mới với việc đi chùa lễ Phật sẽ mang đến nhiều may mắn, phúc lộc cho gia đình và người thân trong năm mới. Thế nên, trong suốt những ngày tết cổ truyền của dân tộc, người dân vẫn nô nức viếng chùa cho đến hết tháng giêng, tuy nhiên cao điểm nhất là từ khoảng 11, 12 âm lịch đến rằm.

Ngoài những ngôi chùa lớn tại TPHCM như Vĩnh Nghiêm, Việt Nam Quốc tự, Xá Lợi, Ngọc Hoàng, Hoằng Pháp, Huê Nghiêm 2, Nam Thiên Nhất Trụ..., người dân TPHCM và các tỉnh Nam bộ thường chọn hành hương lễ Phật đến chùa Bà Chúa Xứ ở núi Sam (Châu Đốc, An Giang), chùa Bà Linh Sơn Thánh Mẫu (ở Tây Ninh), chùa Bà Thiên Hậu, chùa núi Châu Thới (ở Bình Dương) hoặc chùa Cổ Thạch, chùa trên núi Gia Lào (tỉnh Bình Thuận)...

Mua lan

Múa lân tại chùa Bà Bình Dương

Đọc thêm...

Văn hóa PGVN trong mạch nguồn dân tộc

  • PDF.

Tôi may mắn có nhiều cơ hội tiếp xúc với các bậc Giáo phẩm cấp cao của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đặc biệt là chư tôn đức lãnh đạo Ban Văn hóa trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam. May mắn không phải chỉ vì chức phẩm của quý thầy, mà may mắn là tôi đã được chứng kiến ứng xử đời thường của các thầy. Tôi sẽ không bao giờ quên hình ảnh Hòa thượng Thích Trung Hậu - Trưởng ban Văn hóa trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam - chu đáo bỏ từng chiếc bánh vào túi cho đoàn mang theo ăn dọc đường, nhưng không quên để riêng một đĩa phần cho các Phật tử đang phục vụ việc chùa. Và cả chiếc áo cà sa đã thủng một lỗ mà Hòa thượng chỉ cho vá lại chứ không cho cúng dường y mới. Tôi cũng khó mà quên hình ảnh Hòa thượng Thích Hải Ấn - Phó trưởng Ban thường trực Ban Văn hóa - bước thoăn thoắt trên con đường gồ ghề, khúc khuỷu để leo lên đỉnh núi Chóp Chài, Phú Yên mà vẫn tươi cười, trong khi đám hậu sinh chúng tôi thở không ra hơi vì mệt. Hay hình ảnh Thượng tọa Thích Thọ Lạc - Phó trưởng ban thường trực Ban Văn hóa - kiên nhẫn ngồi chờ các thanh niên Phật tử đang dở dang Phật sự bên mâm cơm đã nguội ngắt. Hoặc Thượng tọa Thích Nhuận Tâm gầy gò đứng trên bục giảng nói chuyện bài học làm người một cách dí dỏm cho các học viên (đa số là sinh viên) đang theo học một trong nhiều lớp học ngoại ngữ miễn phí do thầy tổ chức ở chùa. Còn nhiều lắm những hình ảnh như vậy, ở tất cả các ban ngành viện của Phật giáo, tất cả các Hệ phái Phật giáo Việt Nam. Và tôi gọi đó là VĂN HÓA PHẬT GIÁO.

VHPGVN

Đọc thêm...

Tôn sư trọng đạo

  • PDF.

Có một nghi thức lễ nghi đã in sâu vào tâm thức của người dân Việt và là nét đẹp truyền thống được truyền dạy, duy trì rất lâu đời là "Mùng một tết cha, mùng ba tết thầy". Ngày tết dù có bận bịu đến mấy, mỗi người đều cố gắng dành thời gian để viếng thầy ngày tết để tỏ rõ lòng biết ơn sâu sắc vì đã dạy dỗ cho chúng ta nên người hữu dụng cho xã hội.

"Muốn sang thì bắt cầu Kiều
Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy..."

Hay là

"Không thầy đố mầy làm nên...".

Đó là những câu ca dao mang đầy tính giáo dục nhân cách của tiền nhân đối với thế hệ trẻ để trân trọng, tôn vinh công lao to lớn của những thầy cô giáo đã không quản khó khăn gian khổ để hoàn thành thiên chức của mình vì sự nghiệp trồng người cho dân tộc.

Nhìn từ góc độ tôn giáo hoặc trong ngôi thứ xã hội phong kiến thì người thầy luôn được xã hội trân trọng và xếp thứ bậc còn cao hơn đạo nghĩa cha con, chồng vợ. Cụ thể như phương châm sống "Quân (vua) – Sư (thầy) – Phụ (cha)".

Nhìn từ góc độ trân trọng khác, người dân Việt luôn tôn trọng công ơn của thầy cô dù thời gian được theo học nhiều hay ít; bậc học thấp hay cao, cụ thể trong lời dạy của người đi trước "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư" (một chữ cũng thầy mà nửa chữ cũng là thầy).

Ton su trong dao

Đọc thêm...

You are here Văn hóa