• Phật sự: 0902 427 222 - Phone USA: +14092179287 (Thầy Thích Nhuận Tâm)
  • Giáo vụ: 0906.721.705
  • Trụ trì: Đại đức Thích Nhuận Tâm

 

Lễ vật cúng Thổ công như thế nào?

  • PDF.

Sau lễ cúng Giao thừa là lễ cúng Thổ công. Từ xa xưa, ông bà ta quan niệm "Đất có Thổ Công sông có Hà Bá". Việc cúng lễ này cũng với ý nghĩa đó.

TIN LIÊN QUAN

Lễ vật cúng tất niên - cúng gia tiên như thế nào?

Lễ vật và bài cúng ông Táo như thế nào?

Sau khi cúng Giao thừa xong, các gia chủ cúng khấn Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà, thường được gọi là "Đệ nhất gia chi chủ". Lễ vật cũng tương tự như cúng Giao thừa nghĩa là gồm trầu rượu, nước, đèn nhang, vàng bạc, hoa quả cùng các thực phẩm xôi gà, bánh, mứt v.v...

Than tho dia

Thần Thổ Địa trong chùa Ngọc Hoàng ở quận 1, TP.HCM - Ảnh tư liệu

Theo Bách khoa mở Wikipedia, thì: "Thổ Công (còn được gọi là Thổ Địa hay Thổ thần) là một vị thần trong tín ngưỡng châu Á, cai quản một vùng đất nào đó. Thông thường, mỗi khi làm việc có đụng chạm đến đất đai: xây cất, đào ao, đào giếng, mở vườn, mở ruộng, đào huyệt... thì phải cúng vị thần này. Thổ Công còn được gọi Ông Địa và thờ ở dưới đất (đất phải về với đất); nhiều nơi, vì ảnh hưởng Trung Hoa còn gọi Ông Địa là Thần Tài (mọi thứ đều từ đất mà ra).

Thổ Công là một dạng của Mẹ Đất, là vị thần trông coi nhà cửa, định đoạt họa phúc cho một gia đình. Sống ở đâu thì có Thổ Công ở đó: "Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá". Một số giả thuyết cho rằng, Thổ Công là một trong ba vị Táo Quân xuất hiện trong truyện Sự tích Táo quân (hay Sự tích ba ông đầu râu). Người chồng thứ hai là Thổ Công (trông coi việc bếp núc, còn gọi là vua Bếp), người chồng thứ nhất là Thổ Địa (trông coi việc nhà cửa), người vợ là Thổ Kỳ (trông coi việc mua bán, chợ búa cho phụ nữ trong nhà và sản sinh vật ngoài vườn).

Tuy nhiên, một số người cho rằng Thổ Công là vị thần cai quản vùng đất, còn Táo Quân chỉ coi việc bếp núc trong nhà.

Con Thiềm thừ được đặt chung trong bàn thờ của hai ông - Ảnh tư liệu

Thổ Công là vị thần quan trọng nhất trong gia đình. Đứng ở ngoài nhìn vào: Bát hương thờ Thổ Công ở giữa, bên trái là bát hương bà Cô Tổ, bên phải là bát hương Gia tiên. Khi cúng lễ, đều phải khấn Thổ Công trước để xin phép cho tổ tiên về. Việc cúng Thổ Công cũng là một vấn đề khá lý thú với người Việt Nam ta. Những người Hoa Kiều và một số người miền Nam thường khi cúng Thổ Công thì ăn trước một miếng trước bàn thờ Thổ Công (vì theo một vài sự tích thì Thổ Công bị đầu độc nên chết, nên ông rất sợ bị chết vì vậy khi ai cúng ông thì phải ăn một miếng thì ông mới dám ăn). Người miền Bắc thì họ vẫn cúng như bình thường.

Người ta cúng Thổ Công vào ngày mồng 1, 15 (âm lịch) và các dịp lễ Tết khác".

Thổ Công rất thích ăn tỏi. Do vậy, bàn thờ Thổ Công thường có dĩa tỏi.


Thổ Công rất thích đùa nghịch với trẻ con do vậy các bé tinh nghịch hay trộm đồ cúng của ông Địa, Thần Tài - Ảnh NT

Văn khấn cúng Thổ Công

Nước CHXHCN Việt Nam, năm... (tên gọi của năm theo âm lịch) ngày mồng một tháng Giêng, tiết xuân.

Nay tín chủ là...(họ tên người khấn), quê xã... huyện... tỉnh..., ngụ tại... cùng toàn thể gia đình cúi đầu trăm bái.

Kính cẩn dâng trầu rượu, trà nước, vàng bạc, đèn nhang,, hoa quả, cùng mọi phẩm vật.

Cung mời:

Đức bản gia Thổ công tại vị ở trước

Đức Thổ địa thần kỳ tại vị ở trước

Đức Thành hoàng Bản cảnh tại vị ở trước.

Xin chư thần giáng làm chứng cho lòng thành, phù hộ cho cả gia chủ, từ già đến trẻ, từ đầu năm đến cuối năm được hưởng phúc bình an, không tai nạn, không hạn, không ách, đắc tài, sai lộc, vạn sự hanh thông.

Thượng hưởng.

(Theo Tín ngưỡng Việt Nam của Toan Ánh).

N.Tý (Tổng hợp)

Nguồn: http://phapluattp.vn/van-hoa-giai-tri/le-vat-cung-tho-cong-nhu-the-nao-530888.html

You are here Văn hóa Lễ vật cúng Thổ công như thế nào?