• Phật sự: 0902 427 222 - Phone USA: +14092179287 (Thầy Thích Nhuận Tâm)
  • Giáo vụ: 0906.721.705
  • Trụ trì: Đại đức Thích Nhuận Tâm

 

Nguyễn Công Hoan - Nhà văn tôi yêu

  • PDF.
Nguyen_Cong_HoanDư âm còn đọng lại trên bàn buổi tọa đàm "Nguyễn Công Hoan - Chủ soái của dòng văn học hiện thực phê phán" với những cánh hồng đỏ thắm mà Câu lạc bộ Người yêu sách Nguyễn Huy Tưởng đã dành tặng cho các thành viên nữ nhân dịp Ngày Quốc tế phụ nữ. Tôi thay mặt tất cả chị em phụ nữ gởi lời cám ơn chân thành và sâu đậm nhất.

 

 

Nhà văn Nguyễn Công Hoan

Ngày 10/03/2013 vừa qua, với sự có mặt của nhiều thành viên cao niên, những người một thời đam mê các tác phẩm đầy tính trào phúng và hiện thực của nhà văn Nguyễn Công Hoan như tiến sỹ sử học Lê Vinh Quốc, nhà văn Phạm Văn Khiết, vợ chồng thầy Vũ Trường Sơn và cô Lê Thị Kim Khiết cùng dạy môn văn, ông Phạm Vũ giáo viên về hưu và hơn chục thành viên khác của CLB Người yêu sách cũng về dự buổi tọa đàm. Mặc dù cuộc họp mặt vắng nhiều người nhưng với sự chu đáo của chủ nhiệm Phạm Thế Cường cuộc họp diễn ra thật tốt đẹp.

Nói về những tác phẩm giá trị trong làng văn học Việt Nam ông đã cho ra đời hơn 300 truyện ngắn, 35 truyện dài và nhiều tiểu luận văn học khác. Trong phần tọa đàm, cô giáo Khiết, bằng giọng ngẹn ngào phân tích và nhận xét về nhân vật trong truyện ngắn "Báo hiếu trả nghĩa cha" và "Báo hiếu trả nghĩa mẹ": Bà ấy là ai? Bà là người sinh ra ông chủ hiệu xe cao su kiêm chủ hãng ô tô "con cọp". Trong đêm mưa gió bà đã thành người góa bụa, cảnh nhà nghèo khó không đủ kiếm miếng ăn. Thằng con bất hiếu nhờ người quen đưa ra tỉnh. May mắn nhờ miệng lưỡi vớ được vợ giàu nên thành ông chủ "Đưa bà ấy đi, càng xa càng tốt để lần sau không biết đường trở lại" Trời còn sớm mới bảy giờ. Người làm nghe theo lời "Ông chủ" kéo lê bà ra đường, bà té sấp nằm cạnh cống rãnh, trên tay vẫn nắm chặt vật tròn tròn, bà hé mắt ra nhìn vật tròn ấy là đồng hào ván. Ngày nay không ít người đối xử tệ bạc với đấng sinh thành, không biết công ơn cha mẹ lớn lao như biển rộng, sông dài. Hãy học theo gương của Mẫn Tử Khiên ông bị dì ghẻ đối xử tệ bạc. Con riêng của bà được mặc áo bông, riêng ông mặc áo độn hoa lau bên trong. Những lúc trời đông giá rét ông co ro không một lời than vãn. Nhân một bữa đẩy xe đưa cha đi chơi vì lạnh cóng ông buông xe đẩy. Lúc ấy cha ông biết được đuổi bà mẹ kế ra khỏi nhà. Trước cảnh ấy ông quỳ xuống xin cha.

Gạt nước mắt chân quỳ miệng gởi
Lạy cha xin xét lại nguồn cơn
Mẹ còn chịu một thân đơn
Mẹ đi luống những cơ hàn cả ba

Kể từ lúc ấy bà mẹ kế của ông không còn phân biệt đối xử với ông nữa.

Các thành viên khác cũng góp nhiều ý kiến đều đánh giá cao các tác phẩm văn học của Nguyễn Công Hoan, những tác phẩm của ông không những có tính giáo dục cao mà còn là tiếng cười trào lộng mỉa mai cái xã hội quan trường mục rỗng, cái giới trưởng giả hợm hĩnh đầy giả dối. Hơn nữa tác phẩm của ông còn cung cấp cho bạn đọc thế hệ sau một cái nhìn chân thực về xã hội phong kiến Việt Nam đầu thế kỷ XX dưới thời Pháp thuộc. Các thành viên cũng chia sẻ những thắc mắc của mình về việc tác phẩm văn học của Nguyễn Công Hoan được giảng dạy trong nhà trường phổ thông ngày một ít và khuyên các thành viên trẻ nên đọc và suy ngẫm vì tác phẩm văn học của Nguyễn Công Hoan vẫn còn có giá trị hiện thực trong thời đại ngày nay.

Tu_dung_sachTrở lại tác phẩm của Nguyễn Công Hoan, tiểu thuyết của ông viết phần nhiều hư cấu, hư cấu rất tài tình, hợp lý và logic. Như trong truyện "Tắt lửa lòng" ông viết vào năm 1933, đến năm 1936 soạn giả Trần Hữu Trang chuyển thể qua cải lương trong vở "Lan và Điệp" và làm lắng đọng hơn trong lòng khán thính giả qua nhiều thập niên và hiện nay nhiều lứa tuổi 8x 9x cũng thích thú tìm đọc và nghe. Do vậy việc trưng bày hơn 40 tác phẩm của Nguyễn Công Hoan tại buổi tọa đàm đã cho các thành viên tham dự thấy được sự nghiệp văn học rất thành công của ông. Đặc biệt các thành viên cũng thích thú khi được ban tổ chức giới thiệu tác phẩm Thanh Đạm bản in đặc biệt trên giấy đó có chữ ký của nhà văn Nguyễn Công Hoan in và phát hành năm 1943.

Trước khi kết thúc buổi tọa đàm, Ban chủ nhiệm CLB đã giới thiệu để các thành viên tìm đọc tác phẩm "Khoán chui"- hay là chết của nhà văn Thái Duy và bộ Việt Nam Công Giáo sử tân biên của nhà nghiên cứu Cao Thế Dung.

Qua buổi tọa đàm và lắng nghe những ý kiến của các thành viên kết hợp với những cảm xúc của mình còn đọng lại sau khi đọc các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Công Hoan tôi thật sự hiểu thêm về ông cũng như tác phẩm của ông, tôi trân trọng sự nghiệp văn học đồ sộ cũng như nhân cách của ông. Tôi cũng thật sự yêu quý ông và tôi tin chắc các thành viên khác của CLB cũng có những tình cảm, suy nghĩ như tôi.

Tôi tin tưởng và hy vọng Câu lạc bộ Người yêu sách Nguyễn Huy Tưởng của chúng ta sẽ ngày một trưởng thành và nỗ lực nhiều hơn để góp phần nhỏ bé của mình vào sự phát triển văn hóa đọc đang có phần trầm lắng hiện nay, cũng mong cho Người Yêu Sách thêm nhiều bài mới. Chúng ta hãy đoàn kết chung tay, góp sức cho vườn hoa ngày một đẹp hơn.

Toa_dam_CLB

Quang cảnh buổi tọa đàm CLB. Người yêu sách Nguyễn Huy Tưởng

KIM HOA
You are here Văn hóa Nguyễn Công Hoan - Nhà văn tôi yêu